THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM : NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Thoát vị đĩa đệm – căn bệnh không chỉ của riêng người già mà hiện nay ngày càng cvoó nhiều người trẻ bị mắc căn bệnh này. Vậy căn bệnh này là gì, triệu chứng , điều trị ra sao ,… Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé ! 

1- Thoát vị đĩa đệm là gì ? 

Thoát vị đĩa đệm là bệnh mà nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.

                                       Hình minh hoạ thoát vị đĩa đệm

Bất kì đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ, do các vị trí này thường chịu nhiều áp lực đến từ cuộc sống hàng ngày.

Bệnh thoát vị đĩa đệm thông thường trải qua bốn giai đoạn :

  • Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.
  • Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.
  • Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.

2- Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép. Triệu chứng phổ biến bao gồm :

                                                                   Thoát vị đĩa đệm chủ yếu ở phần lưng và cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ        

  • Đau hoặc cứng vùng cổ, vai gáy, lan đến 2 bả vai.
  • Nhức mỏi dọc vùng gáy.
  • Đau nhức, bị tê ở ngón tay cái của bàn tay, cổ tay, mất cảm giác các vùng.
  • Cơn đau tăng lên khi  xoay cổ, ưỡn cổ, làm việc nhiều hoặc lái xe.
  • Cử động kém linh hoạt
  • Cơn đau xảy ra liên tục hoặc ngắt quãng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 

  • Đau thắt lưng đột ngột và dữ dội.
  • Đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn.
  • Cử động bất tiện, khả năng ưỡn lưng hay cúi thấp khó.
  • Tê hoặc yếu 2 chi. Ngón chân cái khó gấp – duỗi, cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông.
  • Đau tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đại tiện. Khi nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ càng tăng.

3- Nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm 

Các nguyên nhân chính 

  • Hoạt động sai tư thế : Tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.
  • Chấn thương : Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.
  • Thoái hoá theo cơ chế tự nhiên : Khi càng lớn tuổi, độ dẻo dai của cột sống càng giảm , vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh 

  • Cân nặng : Cân nặng dư thừa sẽ dẫn đến áp lực lên các cột sống bị gia tăng , bởi vậy mà người thừa cân béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh hơn gấp 12 lần so với người bình thường
  • Bệnh lý cột sống : Gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hoá cột sống là những yếu tố làm tăng nguy cơ đĩa đệm bị thoát vị.
  • Nghề nghiệp : Nếu đặc thù nghề nghiệp thường xuyên kéo, đẩy , gập người, khuân vác nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị.

4- Điều trị thoát vị đĩa đệm 

  • Tuỳ theo mức độ diễn tiến và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp cũng như phác đồ điều trị tốt nhất đối với bệnh nhân.

Điều trị không dùng thuốc 

Điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc là phương pháp chủ yếu thực hiện các phương pháp tự tập luyện trị liệu.

Một số phương pháp trị liệu không dùng thuốc hoặc kết hợp dùng thuốc giúp giảm đau thường xuyên ở lưng dưới:

  • Chiropractic (phương pháp kéo nắn xương khớp )
  • Châm cứu : Làm giảm đau lưng và đau cổ kinh niên tương đối tốt.
  • Massage: Giãn cơ, giảm đau ngắn hạn cho người bị đau lưng dưới kinh niên.
  • Yoga :  Kết hợp vận động thể chất, tập thở và thiền, giúp cải thiện chức năng và làm giảm đau lưng kinh niên.

Điều trị bằng thuốc 

  • Thuốc giảm đau – kháng viêm: Paracetamol, diclofenac, meloxicam…
  • Thuốc chống động kinh
  • Thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal… chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống.

Tiêm giảm đau ngoài màng cứng corticosteroids

Corticosteroids là thuốc kháng viêm mạnh có thể được tiêm trực tiếp vào vùng xung quanh dây thần kinh cột sống, làm giảm triệu chứng viêm tại chỗ và các triệu chứng khác của thoát vị đĩa đệm. Đây là phương pháp dùng để điều trị cho các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng. Liệu trình mỗi đợt 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 3 – 7 ngày.

Người bệnh lưu ý, khi có bất kì triệu chứng nào của thoát vị đĩa đệm, cần đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Hệ thống nhà thuốc 115Pharma – ” Thuốc tốt chính hãng . Vững tin sức khoẻ !” – Chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế
Hotline : 1900. 633.450
Ship hàng toàn quốc – Giao hàng nhanh nội thành Hà Nội chỉ 30 phút !

Để cập nhật những thông tin mới nhất về các loại bệnh phổ biến, quý độc giả có thể theo dõi website chính thức của 115 Pharma : 115pharma.com.